Các loại chất liệu sử dụng trong phụ liệu may (Phần 1)

Rate this post
Để đáp ứng và theo kịp xu hướng thời trang, ngành phụ liệu may cũng phải đa dạng và phong phú hơn cả về mẫu mã lẫn chất liệu.

Có rất rất nhiều loại phụ liệu may khác nhau được sử dụng để may thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Có thể kể đến như chỉ may, thun, dây đai, vật liệu dựng, móc, khoen, cài, xích, cườm, đá,… Trong từng loại phụ liệu lại sử dụng nhiều chất liệu khác nhau có thể kể đến như dây đai thì có dây đai pp, dây đai polyester, dây đai propylen. Móc thì có móc sắt, móc nhôm, móc đồng.

Nghĩ thì rất phức tạp, cực kỳ nhiều và chóng hết cả mặt vì. Nhưng hôm nay Ladovie sẽ cùng bạn tìm hiểu về duy nhất một loại được gọi là Metal part accessories, nghĩa là những loại phụ liệu được làm từ các chất liệu kim loại hay có thành phần kim loại. Những loại khác chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những phần sau nhé.

Nhắc đến phụ liệu được làm từ kim loại bạn có thể nghĩ ngay đến cái đầu khóa kéo hoặc nút bóp thường thấy trên áo khoác hoặc có khi là cả cái logo trên túi xách của các hãng như vascara, charles & Keith . Chúng được làm từ kim loại nhưng đó kim loại nào? Đồng, sắt hay antimon nhỉ?

Phụ liệu may
Phụ liệu may

Những nguyên liệu kim loại thường được dùng là sắt, nhôm, inox, đồng, antimon.

Xét về giá thành:

Sắt < nhôm < inox < antimon < đồng. Đồng là nguyên liệu mắc nhất trong tất cả.

Xét về độ nặng:

Nhôm < inox < đồng < sắt < antimon. Antimon nặng nhất. Đồng nghĩa với việc sản phẩm nào sử dụng antimon thì thường khá nặng, đầm và chắc chắn.

Xét về độ cứng:

Nhôm < inox < đồng < sắt < antimon. Antimon cứng nhất nên độ đàn hồi bé nhất, nghĩa là không uốn cong được như nhôm, sắt, đồng, inox nhưng bù lại rất cứng cáp khó gãy.

Xét về ứng dụng trong ngành may mặc:

Nhôm, inox, đồng, antimon dùng cho các sản phẩm yêu cầu không rỉ sét. Sản phẩm nào cần giá rẻ ưu tiên dùng nhôm hoặc inox. Các sản phẩm cao cấp ưu tiên dùng đồng và antimon.

Sắt bị gỉ, sét nhưng giá thành rẻ nhất nên được dùng cho các sản phẩm yêu cầu độ cứng cao nhưng mà phải rẻ như khoen sắt, móc sắt,… Vì đặc tính dễ gỉ sét nên sắt được xi mạ, sơn thêm lớp bên ngoài để hạn chế oxy hóa, nhưng về lâu dài sắt vẫn bị rỉ sét. Trong khi đó nhôm, inox, đồng, antimon thì bền vững với thời gian.

Antimon độ cứng cao, không rỉ sét, nhưng độ đàn hồi kém nên thường dùng cho các sản phẩm yêu cầu độ chịu lực cao, chắc chắn. Một số sản phẩm như D ring, khoen tăng giảm, đầu khóa kéo, logo,…

Nguyên liệu antimon
Nguyên liệu antimon

Đồng có đặc tính nổi bật hơn antimon ở chỗ nếu có va chạm lực đồng chỉ bị móp méo. Đồng chịu lực kém hơn antimon và giá thành cao hơn, nên cũng ít được sử dụng rộng rãi.

Đồng thường được ứng dụng trong dây khóa kéo, gọi là dây kéo đồng. Răng kéo bằng đồng không rỉ, độ đàn hồi tốt nên chịu được lực kéo với tần số cao.

Nguyên liệu đồng
Nguyên liệu đồng

Những thông tin trên hy vọng cung cấp cho bạn được một số thông tin hữu ích cho việc lựa chọn loại nguyên liệu phù hợp. Bạn cần thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ công ty để được tư vấn và đề xuất các phương án giúp bạn tiết kiệm chi phí nhất có thể. Đừng lo lắng vấn đề liên hệ tới công ty phải mua hàng vì nhân viên được đào tạo để cung cấp thông tin và mẫu mã miễn phí cho mọi khách hàng. Được hỗ trợ cho bạn là niềm vui, hạnh phúc của Ladovie.

Your Opinion